[GÓC GIẢI ĐÁP] Các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông nhất

Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm không khí cũng thấp làm cho da dễ bị tổn thương và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Tìm hiểu các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh, cũng như điều trị các triệu chứng ngay phía dưới.

Một số bệnh lý ngoài da dễ mắc vào mùa đông
Một số bệnh lý ngoài da dễ mắc vào mùa đông

1. 5 bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông bạn cần biết 

Dưới đây là một số bệnh lý ngoài da thường hay gặp nhất vào mùa đông. Cụ thể như:

1.1 Ngứa ngoài da do lạnh

Nguyên nhân làm ngứa ngoài da do lạnh: Khi nhiệt độ và độ ẩm không khí dần xuống thấp vào mùa đông, làm cho làn da của mọi người dễ bị khô. Tình trạng da khô sẽ làm cho bạn cảm thấy khô, căng dẫn đến tình trạng ngứa làn da và còn dẫn đến bong tróc da.

Bạn nên cung cấp đủ độ ẩm cho làn da, bằng cách uống thật nhiều nước, đồng thời sử dụng thêm kem dưỡng ẩm  cho da,…

1.2 Bệnh chàm

Nguyên nhân gây bệnh chàm: Bệnh chàm là một trong số bệnh ngoài da dễ mắc vào màu đông nhất vì khi da của bạn trở nên khô hay bị kích ứng vào mùa đông có thể bùng phát bệnh chàm. Với các biểu hiện như da khô, ngứa, đỏ ửng hay bong tróc.

Giải pháp: Ngăn ngừa bệnh chàm bằng cách dưỡng ẩm da thường xuyên với các loại thuốc dạng mỡ có chứa hoạt chất chống nắng. Việc đổ quá nhiều mồ hôi hay quá nóng, cũng gây ra bệnh chàm. Do đó, bạn nên mặc loại quần áo dễ cởi khi mặc nhiều lớp. Ngoài ra, bạn còn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để có biện pháp điều trị theo toa.

1.3 Bệnh mày đay

Bệnh mề đay
Bệnh mề đay

Nguyên nhân: Mày đay là bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông và loại bệnh này thường bị phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng như các mảng phù màu hồng hay đỏ nổi cao trên bề mặt da. Số lượng và kích thước sẽ có sự thay đổi khác nhau, Có thể bắt gặp ở bất kỳ vị trí nào trên da, khi mày đay khỏi cũng không để lại dấu vết gì. Một số người có cơ địa nhạy cảm thường dễ bị nổi mày đay với các trường hợp như: 

  • Đối với các trường hợp mày đay cấp tính, thường có biểu hiện rất đột ngột ở vùng da bất kỳ trên cơ thể, được thể hiện trên những vùng da sần, phù nề hay ngứa dữ dội. Nó chỉ xảy ra trong vài phút, có khi vài giờ rồi lặn hoặc cũng có thể là từng đợt kế tiếp nhau. 
  • Trường hợp mày đay mãn tính, đây là tình trạng mày đay thường kéo dài trên 8 tuần, có thể ngắt quãng trong nhiều ngày, không kể nhiều hay ít và gặp ở các dạng khác nhau. 

Giải pháp: Mọi người luôn chú ý mặc thật ấm, hãy hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường không khí lạnh, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không uống hay ăn các loại gây dị ứng. Luôn thận trọng trong việc sử dụng mỹ phẩm, hãy lựa chọn các loại mỹ phẩm phù hợp. Nhớ phải đeo khẩu trang và mặc các loại quần áo bảo hộ lao động tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại….

1.4 Bệnh vảy nến

Nguyên nhân: Vảy nến gây nhiều triệu chứng hơn là da khô. Nó được gây ra,  khi hệ thống miễn dịch hoạt động sai và gia tăng tốc độ phát triển của các tế bào da. Môi trường thiếu ánh sáng mặt trời, không khí khô và thời tiết lạnh sẽ làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Giải pháp: Mọi người có thể làm theo các biện pháp như tắm nước ấm hay dùng nhiều kem dưỡng ẩm và hãy đặt máy tạo ẩm khắp nhà. Ngoài ra, bạn nên hỏi bác sĩ da liễu về các liệu pháp quang trị liệu hay sử dụng tia cực tím UVB, B để làm cho các tế bào da phát triển chậm lại.

1.5 Môi nứt nẻ

Môi nứt nẻ
Môi nứt nẻ

Nguyên nhân: Môi nứt nẻ là bệnh ngoài da dễ mắc phải vào mùa đông. Hầu hết, ai cũng gặp phải tình trạng khô môi vào mùa này. 

Giải pháp về tình trạng môi nứt nẻ như sau:

  • Mọi người hãy uống thật nhiều nước, để cung cấp đủ nước cho cơ thể và sử dụng thêm máy tạo độ ẩm tại nhà. 
  • Bạn cũng nên bôi sáp ong hay dầu khoáng lên môi, vì đấy cũng là một cách để bảo vệ môi của bạn không bị khô.
  • Bạn không nên liếm môi, vì làm thế có thể giúp bạn được dễ chịu hơn, nhưng trong khoảng thời gian dài, nó sẽ khiến tình trạng nứt môi của bạn tồi tệ hơn.
  • Ngoài ra, bạn hãy sử dụng các loại son dưỡng hoặc son môi có chứa kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài để tránh phơi gió và nắng quá nhiều.

Hãy khám phá các bước skincare mùa đông để có một làn da khỏe đẹp hơn cùng Dr Da Liễu

2. Các nguyên nhân gây bệnh ngoài da vào mùa đông

Một số nguyên nhân chính, gây nên các bệnh lý ngoài da vào mùa đông mà mọi người cũng cần phải nắm. Cụ thể ngay bên dưới.

2.1 Nhiệt độ và độ ẩm thấp

Vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm trở nên thấp xuống chính là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông. Nhiệt độ và độ ẩm càng thấp sẽ làm cho da mất nhiều nước hơn, đồng thời dẫn đến các tình trạng khô da, nứt nẻ, bong tróc.

2.2 Thay đổi về sinh hoạt và chế độ ăn uống 

Vào mùa đông, các chế độ ăn uống, sinh hoạt thay đổi của mọi người cũng là một nguyên nhân gây nên các bệnh ngoài da.  Rất nhiều người có xu hướng ăn nhiều đồ cay nóng, uống nước ít trong mùa đông đông làm cho da dễ bị kích ứng.  Ngoài ra, việc thức khuya và ngủ ít cũng khiến da bị khô và bong tróc.

2.3 Cơ địa dị ứng, da nhạy cảm

Cơ địa dị ứng, da nhạy cảm
Cơ địa dị ứng, da nhạy cảm

Những người có cơ địa hay bị dị ứng, da nhạy cảm có thể dễ bị mất các bệnh ngoài da hơn những người bình thường. Những người này, khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, lông động vật, phấn hoa,… da của họ thường bị mẩn ngứa,  đỏ hay nổi mụn nước.

2.4 Sức đề kháng kém

Nhiều người có sức để kháng kém cũng hay bị mắc các bệnh ngoài da hơn người bình thường. Sức đề kháng kém, sẽ làm cho da sẽ bị tổn thương bởi những tác nhân gây hại bên ngoài.

3. Một số biện pháp chăm sóc da vào mùa đông

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da mà mọi người có thể tham khảo để tránh các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông. Cụ thể như:

  • Hãy mặc đủ ấm, Hạn chế gãi hay mặc quần áo bằng những chất liệu dễ gây kích ứng da như vải bố và không nên mặc quần áo quá chật, vì da dễ bị kích thích gây ngứa khi cọ xát
  • Tế bào da sẽ được tái tạo, khi bạn ngủ đủ giấc.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều hoa quả và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Để giúp làn da mịn màng hơn, cải thiện nhiều các tình trạng ngứa và vấn đề về đường hô hấp thì nên sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Không nên tắm nước quá nóng và tắm quá nhiều lần. Đồng thời sau khi tắm xong, bạn hãy bôi lớp kem dưỡng ẩm, nên dùng kem dành riêng cho trẻ em để an toàn nhất.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như xà phòng, tẩy rửa
  • Sử dụng máy lọc không khí,  giúp loại bỏ các chất dị ứng trong nhà như nấm mốc, phấn hoa,…

Bài viết trên là những thông tin về các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông.  Với các thông tin hữu ích phía trên, Dr Da Liễu hy vọng rằng mọi người sẽ có biện pháp để tránh được các bệnh này trong mùa đông.

Viết một bình luận

Menu

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.